HOÀN TRỊ VIÊM XOANG – ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG

( GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG NINH THÁI ĐƯỜNG)

1.Vị trí trên cơ thể.

– Xoang có chức năng nhiệm vụ chính là chứa đựng và lưu thông dưỡng chất nuôi xương, làm giảm tỉ trọng của xương. Xoang đầu, mặt còn giúp cho âm thanh tiếng nói được êm ấm, vang vọng và truyền cảm. Khi bị nhiễm trùng, các niêm mạc xoang bị viêm gây ung mủ.

– “Xoang” là các hốc tự nhiên nằm trong xương sọ, tên của xoang được đặt theo tên của xương sọ chứa nó, như xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Mỗi một bộ phận đều được cấu tạo để đáp ứng một chức năng nhất định 

2.Định nghĩa – Phân loại.

2.1.Định nghĩa:

– Theo y học cổ truyền viêm xoang thường được xem là do:

+ Sự cản trở của khí huyết trong cơ thể,

==> Hậu quả: Dẫn đến sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của niêm mạc trong các khoang xoang mũi.

– Các phương pháp điều trị trong y học cổ truyền thường nhấn mạnh vào việc:

+ Cân bằng khí huyết

+ Làm sạch cơ thể

==> Mục đích: Loại bỏ tạp chất và độc tố.

2.2.Phân loại:

– Ở nước ta, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải.

– Các loại bệnh lý:

+ Xoang sàng: Hiện diện bên trong xương sàng, gần sống mũi ở hai bên.

+ Xoang trán: Chúng được nhìn thấy phía trên ổ mắt, ở mỗi bên của xương trán.

+ Xoang bướm: Hiện diện bên trong xương bướm, nằm sau ổ mắt.

+ Xoang hàm: Nằm ở xương hàm trên và dưới ổ mắt.

3.Nguyên Nhân.

– Theo Đông y: Nguyên nhân chính gây ra viêm xoang là do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn hay còn gọi là huyết nhiệt hoặc dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc.

– Một số nguyên nhân thường gặp nhất:

+ Do vi khuẩn, virus

+ Do rối loạn chức năng tuyến nhầy trong mũi

+ Do sức đề kháng cơ thể kém

+ Do cơ địa dị ứng

– Một số nguyên nhân khác:

+ Thường xuyên nhổ lông mũi, ngoáy mũi, hỉ mũi quá mạnh

+ Ăn nhiều đồ lạnh

+ Mắc bệnh về răng miệng

+ Bơi lội thường xuyên,

+ Mở điều hòa quá lạnh,… cũng là những “thủ phạm” khiến mọi người bị viêm xoang.

+ Đặc biệt, trong sinh hoạt, nếu vô tình vùng mặt của chúng ta bị một lực mạnh tác động vào, nó có thể làm vỡ hệ thống xương bảo vệ xoang và từ đó gây tổn thương cho các hốc xoang.

+ Đặc biệt viêm xoang mãn tính, mọi người nên hạn chế hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá.

4.Đối tượng.

– Viêm xoang mũi là bệnh lý phổ biến, ai cũng có thể mắc phải xuất hiện ở MỌI ĐỐI TƯỢNG, MỌI ĐỘ TUỔI.. Tuy nhiên, nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc viêm xoang mũi hơn:

+ Người có bất thường về cơ thể học như: Vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, có polyp mũi…

+ Người có tiền sử viêm nhiễm các cơ quan lân cận với xoang: Viêm mũi, viêm họng, viêm amydal, sâu răng, viêm tủy răng,…

+ Người có tiền sử dị ứng là đối tượng dễ bị mắc viêm xoang

+ Phụ nữ trong thời gian mang thai

+ Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em

+ Người hút thuốc lá

+ Bị hen suyễn

+ Nhiễm trùng răng và nướu

+ Người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị mắc viêm xoang hơn

+ Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, lông động vật…

==> Viêm xoang có thể lây, tuy nhiên, việc bệnh lây từ người sang người sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm xoang cấp.

5.Triệu chứng.

– Viêm xoang do nhiều yếu tố tác động, do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó triệu chứng của bệnh cũng khá đa dạng:

+ Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang. Nghẹt mũi do niêm mạc mũi xoang bị viêm sưng, khiến các đường dẫn khí bị tắc nghẽn.

+ Sổ mũi: Dịch nhầy, dịch mủ tích tụ trong xoang khiến dịch chảy xuống mũi, chất dịch bị nhiễm trùng có màu xanh hoặc vàng. Nếu dịch chảy xuống cổ họng sẽ tạo thành đờm, gây đau họng, khàn tiếng.

+ Đau nhức: Đau nhức vùng mặt, ở những vị trí xoang bị viêm, lan sang các vùng lân cận như trán, thái dương, má, hốc mắt.

+ Sốt: Sốt thường nhẹ, có thể kèm theo ho, mệt mỏi.

+ Đau đầu: Áp lực ở vùng xoang, trán tích tụ dịch gây đau đầu, nhất là vào buổi sáng khi dịch qua một đêm không thể chảy ra.

+ Giảm khứu giác: Do niêm mạc mũi bị viêm sưng, khiến khả năng ngửi của bệnh nhân giảm sút.

+ Ngoài ra còn có các triệu chứng không thường xuyên là hôi miệng, đau tai, đau răng, sưng vùng mặt,…

6.Phương pháp điều trị.

– Đối với các bài thuốc Đông Y trị viêm xoang

+ Thời gian: Cần nhiều thời gian một chút,để cảm nhận hiệu quả điều trị.

+ Ưu điểm: Khả năng trị bệnh được đảm bảo vô cùng an toàn và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến những hệ cơ quan khác trong cơ thể.

+ Nhược điểm: Hiệu quả thường đến chậm hơn so với Tây Y.

+ Nội dung điều trị trọng tâm: Chú trọng việc cân bằng âm và dương. Nhờ đó, các bài thuốc không chỉ cải thiện và khắc phục các triệu chứng bệnh mà còn tăng cường sức khỏe của gan thận.Tẩm bổ từ bên trong cơ thể, nhờ đó ngăn ngừa sự tái phát bệnh.

+ Chi phí Điều trị: Giá cả cho nguyên liệu của hầu hết các bài thuốc Đông Y chữa viêm xoang đều ở mức thấp. Vì vậy, việc điều trị lâu dài là hoàn toàn có khả năng với hầu hết mọi gia đình.

7.Biến chứng.

– Viêm xoang là căn bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, công việc mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phế quản mãn tính…

– Cụ thể như sau:

7.1.Biến chứng tại mắt

7.2.Gây viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản mãn tính

7.3.Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

7.4.Gây viêm tai giữa

7.5.Biến chứng tại não

– Hệ thống xoang tiếp giáp với nhiều cơ quan, trong đó:

+ Mũi nối thông với tai – họng;

+ Xoang sàng, xoang trán bao quanh mắt;

+ Xoang bướm và xoang sàng sau tiếp giáp với não bộ.

==> Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng viêm xoang nguy hiểm như:

7.1.Viêm xoang gây biến chứng tại mắt

– Nguy cơ bị nhiễm trùng mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ ở người bị viêm xoang cấp lên đến 80%, nhất là những bệnh nhân bị viêm xoang sàng và viêm xoang trán.

– Biến chứng viêm dây thần kinh thị giác tuy ít gặp nhưng là biến chứng nặng nề nhất, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

– Người bệnh không được chủ quan khi có triệu chứng nhức mỏi hốc mắt, đau mắt, sưng viêm mí mắt, thị lực giảm, mắt mờ.

7.2.Viêm xoang gây viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản mãn tính

– Đây là biến chứng phổ biến ở người bị viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm.

– Dịch viêm từ xoang có thể lây lan sang cơ quan lân cận là họng, tạo thành các ổ nhiễm trùng tại đây.

– Người bệnh sẽ cảm thấy dịch đờm vướng cổ họng, lúc nào cũng muốn khạc nhổ, đau rát họng, ho nhiều,…

7.3.Viêm xoang ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

– Người mắc viêm xoang lâu ngày dễ mắc thêm hội chứng trào ngược dạ dày.

– Một phần là do khi dịch viêm xoang chảy xuống họng, người bệnh nuốt phải dịch viêm mang theo vi khuẩn và virus, làm tăng axit dạ dày và gây trào ngược dạ dày.

– Phần còn lại là do bệnh nhân dùng thuốc tây nhiều khiến dạ dày bị ảnh hưởng.

Khi viêm xoang đã ảnh hưởng đến tiêu hóa, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát và đau thắt ở ngực và cổ họng, thường xuyên ợ hơi ợ chua, cùng với cảm giác buồn nôn và khó chịu sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu,…

7.4.Viêm xoang gây viêm tai giữa

– Người bị viêm xoang cũng dễ bị viêm tai giữa.

– Nguyên nhân có thể do dịch viêm từ xoang chảy ngược vào tai khi bệnh nhân khì mũi mạnh.

– Viêm tai giữa khiến người bệnh bị đau nhức tai, cơ hàm khó cử động, thính lực giảm, tai thường có dịch mủ hôi, ù tai,…

7.5.Viêm xoang biến chứng tại não

– Viêm não, áp xe não tuy hiếm gặp nhưng là những biến chứng cực nguy hiểm.

– Biến chứng tại não sẽ để lại di chứng vĩnh viễn, không hồi phục.

– Khi gặp biến chứng này, người bệnh có cảm giác đau nhức đầu, buồn nôn, mất nhận thức, sốt li bì,…

8.Chẩn đoán:

– Y học cổ truyền chẩn đoán viêm xoang dựa vào:

+ Quan sát

+ Hỏi bệnh, nghe

+ Thăm khám.

– Đối với bệnh lý viêm xoang, một số biểu hiện bệnh được xếp vào các hội chứng bệnh

thường gặp như:

+ 8.1.Phong hàn phạm phế,

+ 8.2.Phong nhiệt phạm phế,

+ 8.3.Đàm trọc trở phế,

+ 8.4.Vị nhiệt ủng thịnh,

+ 8.5.Can đởm thấp nhiệt,

+ 8.6.Phế khí hư,

+ 8.7.Tỳ khí hư,

+ 8.8.Thận dương hư…

– Cụ thể các hội chứng bệnh như sau:

8.1.Phong hàn phạm phế:

– Bệnh phát ra cấp, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong dần chuyển đục, hắt hơi, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

8.2.Phong nhiệt phạm phế: 

– Phát bệnh cấp, nghẹt mũi, nước mũi vàng hoặc trắng dính, lượng ít, đa phần kèm đau đầu, phát nhiệt, sợ lạnh, ho khạc đàm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

8.3.Đàm trọc trở phế:

– Nước mũi trắng đục, lượng nhiều, mùi tanh, nghẹt mũi, đầu mắt thấy choáng váng âm u, có thể ho khạc đàm nhiều, tức ngực, chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt.

8.4.Vị nhiệt ủng thịnh:

– Mũi chảy dịch vàng đục lượng nhiều, mũi nghẹt nhiều, giảm khứu giác, đau đầu nhiều

– Triệu chứng toàn thân phát nhiệt không sợ lạnh, miệng khát uống nước nhiều, miệng hôi, tiểu tiện lượng ít màu vàng sậm, đại tiện phân khô cứng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

8.5.Can đởm thấp nhiệt:

– Mũi chảy nước vàng xanh, lượng nhiều, đặc dính, mùi tanh hôi, mũi nghẹt nhiều, đau đầu nhiều;

– Triệu chứng toàn thân thấy phát nhiệt, miệng đắng, hầu họng khô, tâm phiền dễ giận, ù tai, tức ngực (hung muộn), chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

8.6.Phế khí hư:

– Nước mũi trắng, dính, không hôi, lượng nhiều chảy không ngừng, hoặc nước mũi trong loãng, mũi nghẹt lúc nhiều lúc ít, giảm khứu giác, đau đầu âm ỉ hoặc trướng tức không thoải mái

– Người bệnh thường hay bị cảm mạo, sợ lạnh, gặp lạnh thì bệnh tăng nặng, tự hãn, sợ gió, đoản khí mệt mỏi, ho khạc đàm trắng, chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch nhược.

8.7.Tỳ khí hư: 

– Nước mũi dính màu trắng lượng nhiều chảy không ngừng, mùi không hôi, mũi nghẹt nhiều, giảm khứu giác, xây xẩm choáng váng, đau đầu;

– Có thể thấy kèm triệu chứng sắc mặt úa vàng, tinh thần mệt mỏi, chân tay uể oải rã rời (khốn quyện), ăn ít, tiêu ra phân sệt lỏng, chất lưỡi mập bệu, nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoãn nhược.

8.8.Thận dương hư: 

– Nước mũi trong loãng, lượng nhiều chảy không ngừng, nghẹt mũi, giảm khứu giác, ngứa mũi hoặc hay hắt hơi, gặp gió lạnh thì bệnh nặng hơn

– Triệu chứng kèm theo thấy người co ro (hình hàn) chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi ủ rũ, tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực.

9.Điều trị

9.1.Viêm xoang cấp tính do thể nhiệt thực chứng:

– Triệu chứng:

+ Ngạt mũi và chảy nước mũi vàng đục, có mủ.

+ Vùng xoang trán và xoang hàm đau.

+ Một số triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, thân nhiệt cao, mạch phù.

– Trọng tâm điều trị: Đông Y tập trung vào

+ Giải độc.

+ Đặc biệt, nếu bệnh nhân có hiện tượng đau đầu và sợ lạnh thì cần bổ sung thêm vị thuốc phát tán phong nhiệt.

– Thành phần: Tân di, hoàng cầm, sơn chi, thạch cao, tri mẫu, bách hợp, mạch môn, thăng ma và cam thảo.

9.2.Viêm xoang mãn tính do thể nhiệt hư chứng:

– Triệu chứng:

+ Đau ở xoang trán và xoang hàm khi ấn vào.

+ Nước mũi có mủ và mùi hôi.

+ Giảm hoạt động của khứu giác, thường xuyên đau nhức đầu.

==> Tính chất: Bệnh không quá nặng nề, tình trạng bệnh thường kéo dài

– Trọng tâm điều trị: Các bài thuốc Đông Y thường tập trung vào:

+ Dưỡng âm – nhuận táo

+ Giải độc thanh nhiệt

– Phương châm: Hầu hết đều sử dụng Đối pháp lập phương, tuy nhiên, tùy theo tình trạng mà có các vị thuốc và hàm lượng khác nhau.

9.3.Phương pháp Đông Y trị viêm xoang phổ biến khác

– Cứu ấm và châm cứu:

Đây là phương pháp Đông Y trị viêm xoang sử dụng châm và nhiệt từ  ngải cứu nhằm kích thích các huyệt ở quanh vùng xoang, mũi và huyệt ở cổ – gáy.

– Xông mũi xoang:

Cách chữa viêm xoang bằng Đông Y này có tính đơn giản, có thể thực hiện tại nhà dễ dàng nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt.

– Xoa bóp:

Đây cũng là một phương pháp chữa viêm xoang bằng Đông Y được nhiều người áp dụng, bao gồm các động tác massage vùng da như xoa, miết, tác động lên cơ day, ấn vùng mặt và vùng xoang mũi, vùng cổ gáy.

– Ấn huyệt:

Các huyệt như huyệt hợp cốc (vị trí ở giữa ngón trỏ và ngón cái), huyệt bách hội trên đỉnh đầu, huyệt thượng tinh ở đường chân tóc ngay trước trán, ấn đường ở giữa hai chân mày, nghinh hương ở vùng khóe ngoài mũi sẽ được ấn. Tùy theo kỹ thuật mà triệu chứng có thể cải thiện nhiều hay ít.

10.Thuốc Tại Ninh Thái Đường và phương pháp phòng bệnh đúng cách.

– Dùng thuốc tại Ninh Thái Đường – Hoàn Trị Viêm Xoang chữa viêm đa xoang điều trị tận gốc bệnh, không giống với các nhãn thuốc khác chữa nguyên phần mũi không.

– Ở xoang tràn trước các công ty khác ra cả dạng nhỏ hoặc dạng xịt còn riêng Ninh Thái Đường không cần nhỏ hoặc xịt. Riêng với xoang tràn sau, xoang gáy, xoang trán.

– Biện pháp nhỏ hoặc xịt không bao giờ tác động vào được. Thuốc bên Ninh Thái Đường tấn công vào được, chữa được viêm đa xoang và không cần đến dạng nhỏ hoặc xịt.

– Đây là bài thuốc gia truyền, từ thời xưa để lại và đã được lâm sàng qua rất nhiều đời và rất nhiều người sử dụng. Từ thời Tiền Nhân đã khắc chế tính âm dương để cân bằng.

– Một bài thuốc giống kiểu âm dương, vị này khắc chế vị kia làm sao cho bệnh nhân ở trạng thái cân bằng. Cơ thể không bị nóng quá (Tính Nhiệt) cơ thể không bị lạnh quá (Tính Hàn) từ đó khi uống vào bệnh nhân sẽ không có biểu hiện đi ngoài… Để có được kết quả trên là dựa vào quá trình lâm sàng và đúc rút ra từ nhiều đời.

– Thành phần bài thuốc.

+ Tân Di Hoa: Nụ hoa mộc lan sau khi phơi hoặc sấy khô được gọi là Tân di hoa. Tân di hoa có tác dụng thông khiếu, giải biểu, khu phong và chỉ thống do có vị cay và tính ấm. Tân di hoa dùng để chữa bệnh viêm xoang và viêm mũi cấp mãn tính khi thêm vào trong các bài thuốc và món ăn.

+ Bạch Chỉ: Có vị cay, tính ôn, vào 3 kênh phế, vị, đại tràng. Tính giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết để loại mủ, sinh cơ, giảm đau, làm thần kinh trở nên hưng phấn, khí huyết lưu thông mau chóng nên được dùng để điều trị nhức đầu,răng đau, các bệnh về đầu, mặt, chữa huyết trắng, điều hòa kinh nguyệt.

+ Phòng Phong: Phòng phong là một vị thuốc thuộc nhóm Tân ôn giải biểu. Nghĩa của tên thuốc: Phòng nghĩa là phòng bị, phong nghĩa là gió. Phòng phong là vị thuốc chuyên trị các bệnh ngoại cảm do gió.

+ Tế Tân: Tế tân là vị thuốc có vị cay, tính ấm, được ứng dụng chữa các chứng:

* Cảm mạo do lạnh (với các triệu chứng đau nhức người, nhức đầu, sổ mũi…).

* Ho và đàm nhiều.

* Đau nhức răng, đau đầu do lạnh.

* Chữa đau khớp và đau dây thần kinh do lạnh.

+ Xuyên Khung: Theo Y học cổ truyền, xuyên khung có vị cay, mùi  thơm, tính ấm, có công dụng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng, đầy trướng, nhức đầu, phong thấp.

Từ đó, xuyên khung được dùng để chủ trị đau nhức (như đau đầu, bụng, khớp, liên sườn, hông… ) do phong hàn, phụ nữ huyết bị bế kinh, trị chảy máu chân răng, mụn nhọt…

+ Hoàng Liên: Là một loại cây thuốc vị đắng, thuộc nhóm thảo dược quý giá với công dụng: Sát trùng, thanh nhiệt, khử nhiệt độc, táo thấp; Chữa trị hiệu quả các chứng như nhiệt miệng, kiết lỵ, nôn mửa, thương hàn, thấp chẩn, tâm hỏa thịnh,…

+ Khương Hoạt: Khương hoạt có vị cay, đắng, tính ấm, đi vào các kinh bàng quang, thận, có tác dụng đưa phong hàn ra khỏi cơ thể, hỗ trợ các bệnh xương khớp, giảm đau. Hiện nay, ở Việt Nam, vị thuốc này được dùng chữa nhức đầu, cảm mạo, phong hàn, sốt không ra mồ hôi, gân xương đau nhức.

+ Các vị thuốc gia truyền khác…

– Công dụng chính của thuốc: Điều trị các chứng viêm xoang sàng, mặt, mũi, trán gây đau nhức ngạt thở, hắt hơi, sổ mũi có mùi hôi, không phân biệt được mùi vị.

– Đối tượng sử dụng: Người bị các chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

– Cách dùng: Ngày uống 2 liều, mỗi liều 20 viên vào buổi sáng và tối trước hoặc sau bữa ăn đều được.

– Kiêng cữ: Tôm, cua, mẻ, nhộng tằm trong thời gian dùng thuốc.

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.

– Phương pháp phòng và chữa bệnh đúng cách.

+ Niềm tin vào lương y. Tin vào phương pháp điều trị tại Ninh Thái Đường.

+ Uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng. Có quyết tâm cao độ và kiên trì theo sát liệu trình chữa bệnh đưa ra.

+ Thuốc tại Ninh Thái Đường được làm hoàn toàn từ thảo mộc, dược liệu với công hiệu cao. An toàn khi sử dụng, thuốc giải quyết căn nguyên bệnh từ “gốc rễ” làm cơ thể khỏe mạnh lên để chống lại bệnh tật. Muốn đạt hiệu quả và chữa khỏi bệnh cần thời gian để thuốc ngấm và đi sâu vào cơ thể. Điều cần chú ý là bệnh nhân cần kiên nhẫn, kiên trì không được nóng vội tuân thủ theo sự hướng dẫn của lương y.

+ Trong trường hợp người nhà, người thân, quen, bạn bè của bệnh nhân chưa hiểu hết về ý nghĩa của thuốc Đông Y. Thành ra chưa có niềm tin vững chắc vào Ninh Thái Đường, cần nghe tư vấn nhiều hơn. Tập thể Ninh Thái Đường gồm thầy và trò, sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của người nhà, người thân, quen, bạn bè của bệnh nhân. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng gọi theo SĐT: 0389.063.362 – 0975.719.001 – 0367.240.728

+ Tâm lý thoải mái, không được quá lo lắng, hồi hộp, suy nghĩ…

+ Ngủ nghỉ hợp lý, ăn uống đầy đủ và khoa học.

+ Tập thể dục với cường độ vừa phải phù hợp với cơ thể.

+ Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực… Hạn chế ăn các loại tinh bột có lượng đường nhiều.

+ Loại bỏ hoặc hạn chế các nguồn ô nhiễm, gây hại từ môi trường bên ngoài đến bệnh tình.

+ Luôn chia sẻ cũng như hỏi lương y về những điều thắc mắc trong quá trình khám chữa bệnh.

+ Có thể bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa viêm xoang và các bệnh viêm nhiễm khác bằng các biện pháp như:

* Đeo khẩu trang

* Giữ gìn, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

* Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

* Vệ sinh mũi họng đúng cách

* Chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp.

==> Hình ảnh sản phẩm: Hoàn Trị Viêm Xoang

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

798