TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Bệnh đau cổ vai gáy là tình trạng các cơn đau xuất hiện khi các cơ vùng vai gáy co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hay quay đầu. Các cơn đau thường diễn ra vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy.

THÔNG TIN VỀ BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Bệnh đau vai gáy thường diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi ngủ dậy cảm thấy đau ở vùng cổ, vùng vai và vùng gáy. Vì vậy, dấu hiệu trước tiên bệnh nhân cảm nhận được chính là đau cơ ở vùng cổ, vùng gáy, vùng vai và phần lưng trên.

Lúc ban đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở mức độ nhẹ, đau mỏi ở vùng vai gáy và khó khăn trong việc vận động vùng cổ. Bệnh nhân chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải mà không thể qua ra sau. Hiện tượng này diễn ra một cách ngẫu nhiên hoặc sau khi lao động nặng nhọc, mệt mỏi hoặc căng thẳng.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Các cơn đau xuất phát từ việc giữ lâu ở 1 tư thế như lái xe hoặc ngồi làm việc với máy tính thời lâu dài dẫn đến các cơ bị căng hoặc co thắt. Việc này dẫn đến khả năng vận động đầu bị suy giảm cùng các cơn đau đầu kèm theo.

Đối với những trường hợp đau vùng cổ lan dần xuống tay kèm theo cảm giác tê và dị cảm ở tay lâu ngày tăng dần mức độ sẽ liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Các trường hợp đa phần đáp ứng với chữa trị nội khoa. Quá trình chữa trị nội khoa thường diễn ra từ 6 – 12 tuần, nếu không đáp ứng sẽ xét đến việc phẫu thuật để chữa trị.

Căn bệnh được nhận định có liên quan đến hoạt động và các tư thế của đầu, cổ. Các cơn đau diễn ra từ từ trong nhiều năm. Trường hợp này liên quan đến hoạt động cố gắng dồn sức dọc trục cột sống, thuộc về nhóm bệnh hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ.

Bệnh đau cổ vai gáy do hoạt động vụng về của tay, các cơn đau truyền xuống tay làm giảm khả năng phối hợp hoạt động của tay và chân. Từ đó dẫn đến việc khả năng thực hiện những động tác tinh vi suy giảm theo, diễn ra chậm và tăng dần theo thời gian. Những tổn thương do việc chèn ép tủy. Việc chữa trị nội khoa hỗ trợ giảm đau nhưng sẽ chỉ định phẫu thuật nếu có chèn ép tủy.

Các cơn đau diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày: vào buổi sáng sớm khi thức dậy và giảm dần trong ngày. Bệnh nhân sẽ giảm dần cơn đau sau các cử động cổ và xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết hoặc liên quan các căn bệnh viêm khớp xương.

Một vài nguyên nhân khác gây ra bệnh có thể xuất phát từ: chấn thương, viêm màng não hay ung thư, khối u.

ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH

Bệnh đau cổ vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Đây cũng chính là căn bệnh liên quan đến cột sống cổ thường gặp nhất.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Các cơn đau mỏi vai gáy có thể được nhận biết dựa trên những triệu chứng sau:

  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
  • Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi.
  • Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.
  • Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
  • Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác).
  • Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau.
  • Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.
  • Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…

BIẾN CHỨNG BỆNH ĐAU VAI GÁY

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đau vai gáy. Tình trạng này xảy ra khi máu tuần hoàn lên não bị suy giảm, dẫn đến thiếu hụt oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động của não bộ.

Cơ chế hoạt động của thiểu năng tuần hoàn não do đau vai gáy là: Máu tuần hoàn lên não, khi đi qua cổ vai gáy bị các cơn co cứng đột ngột gây chèn ép, tắc nghẽn và làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não bộ. Do vậy, người bị thiểu năng tuần hoàn máu sẽ có những dấu hiệu như: Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, đau nhức đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, khó ngủ, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,…

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Khi các cơn đau vai gáy kéo dài lâu ngày có thể lan rộng ra vai và cánh tay, gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng như: tê bì mất cảm giác từng vùng cánh tay, teo cơ, giảm vận động, liệt vận động cánh tay, cẳng tay hoặc ngón tay. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ

Thực tế cho thấy, một số bệnh nhân bị đau vai gáy do thói quen sinh hoạt có khả năng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường. Khi bị bệnh này, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy, gây đau nhức, mỏi. Người bệnh thường cảm thấy đau, cứng cổ mỗi khi ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc nhất là người trung niên (trên 40 tuổi). Tình trạng này kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống và các cơ quan xung quanh diễn ra nhanh hơn bình thường.

Chèn ép tủy sống vùng cổ

Các tổn thương cột sống cổ mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ. Tuy biến chứng này thường hiếm gặp nhưng nếu xảy ra sẽ gây tai biến nặng nề cho bệnh nhân như rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, liệt nửa người hoặc tứ chi.

Rối loạn thần kinh thực vật

Nếu các cơn đau vai gáy ở mức độ nặng có thể dẫn đến hẹp cột sống cổ hoặc chèn ép lên tủy sống vùng cổ và gây ra biến chứng rối loạn thần kinh thực vật. Thần kinh thực vật có chức năng chi phối hoạt động của các cơ quan như tim, hô hấp, tiêu hóa,… Nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, cảm giác lo âu, suy giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… là những biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn tiền đình

Tiền đình là cơ quan nằm phía sau ốc tai, có nhiệm vụ duy trì tư thế thăng bằng và phối hợp cử động của toàn bộ cơ thể. Rối loạn tiền đình là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đau mỏi vai gáy, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương dẫn đến triệu chứng ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, choáng đầu,…

Đau rễ thần kinh

Rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép gây ra những cơn đau nhói dữ dội hoặc bỏng rát, tê tái, nhức nhối ở các vùng lưng, cổ, vai gáy, cánh tay và đầu.

Các biến chứng đau vai gáy khác

Tình trạng đau mỏi vai gáy dai dẳng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Từ đó gây mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của người bệnh.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đau vai gáy. Tình trạng này xảy ra khi máu tuần hoàn lên não bị suy giảm, dẫn đến thiếu hụt oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động của não bộ.

Rối loạn tiền đình

Triệu chứng ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, choáng đầu,…

Chèm ép tủy sống vùng cổ

Gây ra rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, liệt nửa người hoặc tứ chi

CHẨN ĐOÁN

Đối với tình trạng đau vai gáy, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh để nắm chính xác thời điểm cơn đau bắt đầu cũng như những triệu chứng cụ thể. Người bệnh có thể sẽ cần cử động vai, cổ, cánh tay để được đánh giá về phạm vi chuyển động. Ngoài ra, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:

  • Phương pháp tứ chẩn tại Ninh Thái Đường: Vọng, Văn, Vấn, Thiết
  • Chụp X-quang: Phương pháp này sẽ cho thấy khoảng cách giữa hai xương cột sống bị thu hẹp, từ đó giúp phát hiện một số bệnh lý phổ biến như viêm khớp, trượt đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xương, khối u…
  • Chụp MRI và CT: Chụp MRI là thủ thuật không xâm lấn giúp thu được hình ảnh chi tiết về các yếu tố như thần kinh, dây chằng, gân… Trong một số trường hợp, CT là phương pháp thay thế cho MRI.
  • Điện cơ đồ (EMG): Phương pháp này thường được thực hiện để đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, từ đó chẩn đoán các tình trạng đau cổ, vai, cánh tay hoặc hiện tượng tê, ngứa ran liên quan.
  • Chọc dò tủy sống (nếu nghi ngờ nhiễm trùng).
  • Xét nghiệm máu.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Để chứng đau cổ vai gáy sớm thuyên giảm, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:

Giảm đau tại nhà: Chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát. Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm sưng và cứng cổ. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng hoặc xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.

Dùng thuốc: Nếu đau vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc để giảm đau nhanh hơn, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Khi uống thuốc cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới dạ dày, gan và thận.

Phẫu thuật: Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Song, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.

Vật lý trị liệu tại Ninh Thái Đường: là một trong những biện pháp rất hiệu quả. Người bệnh sẽ được trải qua quy trình bấm huyệt gồm giãn cơ, bấm huyệt, xoa bóp, xông, kéo giãn. Với kinh nghiệm hàng chục năm cùng với cùng với phương thuốc hiệu quả tại Ninh Đường người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn sau 1-3 liệu trình điều trị

PHÒNG NGỪA BỆNH

Để hạn chế biến chứng đau vai gáy xảy ra, mỗi người cần chủ động theo dõi sức khỏe cột sống. Nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm, tái đi tái lại nhiều lần hoặc đau ngay cả khi nghỉ ngơi hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý:

  • Tránh hoạt động sai tư thế trong làm việc, học tập và các sinh hoạt hàng ngày
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập phù hợp.
  • Trong chế độ ăn cần bổ sung canxi, kali và các vitamin như B, C, E… để giúp hệ xương khớp cũng như cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh đột ngột.
  • Trong trường hợp cấp tính không xoa bóp, bấm huyệt hay vận động mạnh
  • Không nên xoay cổ hay vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh, đột ngột.
  • Phân bổ thời gian sinh hoạt khoa học, hợp lý để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Không nên làm việc quá sức.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn khác.
  • Thường xuyên thăm khám để theo dõi tiến triển của bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.