TỔNG QUAN VỀ BỆNH THẬN YẾU

Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lọc máu, điều hòa thể tích máu, đào thải độc tố cũng như những chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những bệnh về thận luôn được quan tâm hơn cả, đặc biệt là tình trạng thận yếu

 

THÔNG TIN VỀ BỆNH THẬN YẾU

  • Thận yếu hay còn được gọi là suy thận, là hiện tượng thận không thể đảm bảo các chức năng chính của như lọc máu, đào thải độc tố,… trong cơ thể con người. Đây là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người cao tuổi. Nếu không phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ gây biến chứng và để lại hậu quả khôn lường.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

  • Giảm lưu lượng máu tới thận: như đã đề cập, vai trò của thận là lọc, máu tới thận sẽ được lọc để đưa các chất cặn bã ra ngoài, một phần nước sẽ được tái hấp thu đưa trở lại tuần hoàn. Do đó bất kì nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm lưu lượng máu tới thận cũng làm suy giảm chức năng của thận, khiến thận trở nên yếu đi. Nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là vòng xoắn tăng huyết áp – suy thận. Một số nguyên nhân giảm lưu lượng máu tới thận có thể kể đến như: tổn thương ở tim, bệnh tim mạch, bỏng, suy giảm chức năng gan, mất nước, nhiễm trùng huyết…
  • Bất thường trong việc bài xuất nước tiểu: khi cơ thể không thể bài xuất nước tiểu một cách bình thường, các chất lọc (cặn bã, chất độc) sẽ tích tụ dần và gây quá tải cho thận. Một số loại ung thư có thể gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu bao gòm: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, bàng quang,…
  • Ngoài ra các nguyên nhân: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, huyết khối trong đường tiểu hoặc các tổn thương thần kinh chi phối cho hoạt động của bàng quang (bệnh bàng quang thần kinh) cũng làm thận yếu đi.
  • Lão hóa: thận sẽ suy giảm chức năng trong độ tuổi già, đây cũng là lí do thận yếu hay gặp ở độ tuổi này.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn mặn, sử dụng các chất như thuốc lá, rượu bia,… đặc biệt là uống ít nước, các nguyên nhân này gây thận yếu mà chúng ta có thể khắc phục được.
  • Sử dụng nhiều các loại thuốc thải qua thận khiến thận quá tải.
  • Huyết khối ở thận, các bệnh lý viêm nhiễm tại thận, viêm mạch máu, Lupus, bệnh lý u tủy, xơ cứng thận,… và nhiều bệnh lý khác cũng gây suy giảm chức năng của thận.

ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Mỗi một loại bệnh thì đều xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi nguyên nhân lại tương ứng với các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện thường gặp của thận yếu là làm cho người bệnh suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, kéo theo một loạt các triệu chứng khác như đau đầu, sụt cân,…

Ngoài ra khó ngủ, hoa mắt, ngủ hay gặp ác mộng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết. Thực tế người bệnh liên tục bị hoa mắt, đi đứng không vững, mất tập trung. Giấc ngủ không sâu, gặp ác mộng liên tục.

Lúc đầu khi chưa diễn biến phức tạp thì người bệnh thường chủ quan, thờ ơ với các triệu chứng này và cho rằng đó chỉ là biểu hiện của ốm vặt thông thường. Đến khi phát hiện đã ở giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Người bị thận yếu thường xuyên bị mất ngủ

Người bị thận yếu thường xuyên bị mất ngủ

Không những vậy, người bị thận yếu còn hay có triệu chứng đau lưng. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện ra bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh đau xương khớp.

Đau lưng là triệu chứng được biểu hiện rõ rệt và khiến người bệnh khó chịu nhất. Đó là những cơn đau triền miên không dứt khi cúi, thậm chí cả khi đứng thẳng. Đặc biệt thận yếu còn khiến cho chân của bệnh nhân đau nhức gây khó chịu, nhất là ở vùng bàn chân và gót chân.

Người bị thận yếu còn khiến huyết áp không ổn định, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Bởi ngoài chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thận còn có chức năng giữ huyết áp ở mức cân bằng. Khi không hoạt động bình thường, không làm đúng nhiệm vụ, vai trò của mình thì việc cân bằng huyết áp cũng bị ảnh hưởng theo, khiến cho huyết áp tăng tăng. Thận suy, cộng thêm huyết áp không ổn định sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Khi thận không còn đảm nhiệm được chức năng của mình, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, thở không ra hơi, thậm chí là hụt hơi nhiều lần, nhất là khi làm việc nặng, sử dụng nhiều sức lực. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chức năng chính của thận là lọc, khi chức năng này không được đảm bảo sẽ gây ra tình trạng bị ứ dịch khiến cho phổi hoạt động không bình thường.

Dấu hiệu thường gặp của người bị thận yếu thường xuyên bị đau lưng

Dấu hiệu thường gặp của người bị thận yếu thường xuyên bị đau lưng

Mất cân bằng nồng độ hormone sinh dục nam và nữ là một trong những dấu hiệu cũng rất đáng phải quan tâm, bởi khi thận yếu ngay lập tức nồng độ hormone cũng bị mất cân bằng theo. Chính vì vậy mà nhu cầu trong chuyện quan hệ tình dục ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, nhất là ở nam giới.

BIẾN CHỨNG THẬN YẾU

CHẨN ĐOÁN

Cách kiểm tra thận yếu hay khỏe

Nguyên nhân gây thận yếu có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như viêm cầu thận, đái tháo đường hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để kiểm tra xem thận có hoạt động tốt hay không, bạn có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản.

Cách kiểm tra thận yếu tại nhà

Để kiểm tra tình trạng thận của bạn, một phương pháp đơn giản là quan sát màu sắc của nước tiểu. Bạn có thể lấy một ít nước tiểu vào một ly sạch. Nếu nước tiểu trong suốt và sạch, điều này thường cho thấy cơ thể bạn đang khỏe mạnh. Nếu nước tiểu chuyển sang màu vẩn đục, có thể bạn đang gặp vấn đề liên quan đến thận.

Ngoài việc quan sát màu sắc của nước tiểu, bạn cũng có thể kiểm tra thận yếu bằng cách chú ý đến các triệu chứng sau đây:

  • Tiểu đêm nhiều lần, có thể lên đến 5 – 7 lần;
  • Tiểu nhỏ giọt hoặc tiểu rắt, tiểu khó;
  • Sưng phù ở các chi;
  • Cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống;
  • Da khô, vàng, ngứa và tóc rụng nhiều.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, nên đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và khám bệnh càng sớm càng tốt.

Những cách kiểm tra thận yếu đơn giản, hiệu quả 3
                                                                   Quan sát màu sắc của nước tiểu là cách kiểm tra thận yếu đơn giản tại nhà

Cách kiểm tra thận yếu tại các cơ sở y tế

Việc thực hiện các kiểm tra thận yếu tại nhà sẽ giúp bạn có cái nhìn sơ bộ về tình trạng sức khỏe của thận. Tuy nhiên, bệnh thận yếu giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc có thể biểu hiện như cảm cúm, mệt mỏi thông thường. Để xác định chính xác tình trạng thận của bạn, việc đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm y khoa là cần thiết.

Có ba cách để phát hiện sớm bệnh thận bao gồm thử nước tiểu, thử máu và đo huyết áp thường xuyên. Bạn có thể chọn thực hiện các xét nghiệm riêng lẻ hoặc thực hiện gói xét nghiệm tổng quát để có cái nhìn toàn diện về sức khỏe thận của mình.

Cách kiểm tra thận yếu không chỉ giúp bạn nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thận. Để đánh giá tình trạng thận, bạn có thể bắt đầu bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như quan sát màu sắc nước tiểu và theo dõi các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần hoặc sưng phù. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác và toàn diện, bạn nên thực hiện các xét nghiệm y khoa chuyên sâu tại cơ sở y tế.

CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

Bằng kinh nghiệm bác sĩ sẽ quan sát và tiến hành trao đổi để khai thác thông tin, bước đầu xác định được vị trí, mức độ và dự đoán nguyên nhân

  • Cầm nắn, gõ, lắng nghe tiếng kêu ở khớp khi xoay
  • Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải, mức độ, tần suất
  • Khai thác tiền sử gia đình, bệnh lý xương khớp bẩm sinh
  • Hỏi về công việc, thói quen sinh hoạt

 

 

CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

Là phương pháp có sự can thiệp của máy móc, xét nghiệm cụ thể:

  • Hình ảnh X-quang: Cho phép kiểm tra sự ma sát của các xương, quá trình thoái hóa và gai xương.
  • Chụp MRI: Thể hiện rõ và chi tiết những tổn thương của xương, sụn và các mô khác. Kỹ thuật này thường được thực hiện cho những trường hợp phức tạp.
  • Nội soi khớp: Quan sát tổn thương sụn. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm khớp khác
  • Xét nghiệm: Một số xét nghiệm máu, dịch khớp sẽ được thực hiện.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  • Để chữa trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cũng như biểu hiện ở mỗi người và đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp chủ quan, tự ý chữa trị nhà, khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn trở nên phức tạp hơn. Các bệnh về thận đều rất nghiêm trọng, người bệnh không nên tự chữa trị mà cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để điều trị.

    Nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh sớm

    Nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh sớm

    Liệu pháp dinh dưỡng

    Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu. Đối với từng thể trạng khác nhau thì sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ càng hơn.

    Đối với bệnh thận yếu người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như: trứng, sữa, cá, thịt,… và đồ ăn mặn. Với bệnh nhân nhẹ thì vẫn có thể ăn đồ ăn chứa chất đạm, tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

    Liệu pháp sử dụng thảo dược

    Trong dân gian, hay Đông y có một số loại thuốc thảo dược từ thiên nhiên có chức năng hỗ trợ điều trị thận yếu rất hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều chế hay sử dụng mà phải cần có sự chỉ định cũng như tư vấn từ bác sĩ.

    Lọc máu

    Nếu thận quá yếu và điều trị bảo tồn bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản, thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc không hiệu quả, thì giải pháp thay thế cuối cùng là lọc máu hoặc ghép thận tùy từng trường hợp.

    Với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về căn bệnh thận yếu, từ đó có cách phòng tránh, hạn chế hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, khi bị bệnh, tuyệt đối không chủ quan mà phải được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

PHÒNG NGỪA BỆNH

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, uống theo từng lượng nhỏ chia đều từ sáng tới tối. Hạn chế uống nhiều nước trước khi đu ngủ và cách thời gian đi ngủ 2 giờ đồng hồ.
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạch, hạn chế các chết béo tránh béo phì, giảm nồng cholesterol giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm các bệnh lý ở thận.
  • Hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn trong ngày phải ở mức vừa đủ. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho thận yếu như rau xanh, tránh ăn các thực phẩm giàu đạm, giàu canxi quá nhiều lần trong tuần để tránh gây ra tình trạng gan nóng thận yếu suy giảm chức năng thải độc của cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày tối thiểu 15-30 phút, phù hợp với khả năng vận động của bản thân.
  • Không nên có thoi quen nhịn đi tiểu quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thận và đường niệu.

Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng nghi ngờ thận yếu bạn cần phải đi đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra và điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Tránh sử dụng các thực phẩm chức năng, thảo dược không rõ loại sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.